Enlarge this image Click to see fullsize
B.1.877- BÁN HẠ BA THÙY
Hoang dại nhiều nơi chẳng một lùm
Bông mo lục tím có mùi … thum!
Trị ho, phế quản, cơn đờm rứt
Nó giản đơn thôi, biết … chỉ dùm!
BXP 24.8.2017
Sưu tập :
B.1.877- Bán hạ ba thuỳ - Typhonium trilobatum CT.Đst
Mô tả: Cây thảo cao 30-50cm, có thân củ gần hình cầu, đường kính đến 4cm. Lá hình mũi mác chia làm ba thuỳ hình trái xoan; cuống lá dài 25-30cm, phình thành bẹ. Cụm hoa là một bông mo, mo có phần ống thuôn dài 2,5cm, và phần phiến hình trái xoan thuôn nhọn, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu đỏ bầm, rộng 5-6cm. Trục hoa màu hồng, mang nhiều hoa nhỏ, kéo dài thành một phần hình dùi, phần không sinh sản dài màu đỏ điều. Quả mọng hình trứng.
Cây ra hoa đầu mùa hạ.
Nơi mọc: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia mọc hoang trên đất trũng ẩm mát, bờ ao, ven suối, ở vườn, ven đường đi, đặc biệt phong phú trên các vùng đất phù sa bãi sông; gặp nhiều ở vùng đồng bằng.
Công dụng: Thường dùng trị nôn mửa ở phụ nữ có thai, nôn mửa trong trường hợp viêm dạ dày mạn tính, chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, họng viêm có mủ, đau đầu hoa mắt, tiêu hoá kém, ngực bụng trướng đầy.
Liều dùng 6-12g củ Chóc, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy củ chóc tươi (có thể dùng toàn cây) giã nát, đắp tại chỗ chữa rắn cắn, mụn nhọt, viêm vú, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương chảy máu. Củ có nhiều bột dùng được làm bột ăn.
Ở Ấn Độ, người ta dùng củ làm thuốc chữa trĩ, dùng ăn với Chuối chữa bệnh đau dạ dày và đắp ngoài chữa các vết cắn của rắn độc.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét