B.31- ĐẠI HỒI

Giản dị tên em gọi Đại hồi
Nước dùng của phở … thiếu không trôi !
Ta-mi-lu đó anh quên lãng
Dịch Cúm gia cầm chạy ngược xuôi.

BXP 13.8.2017

Sưu tập :

3- Chi Illicium
B.31- Cây Đại hồi - Illicium verum Đst

Mô tả: Cây nhỡ, thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hình sao, lúc non màu lục, khi già màu nâu sẫm, có mũi nhọn ngắn ở đầu. Hạt hình trứng, nhẫn bóng.
Hoa tháng 3-5, quả tháng 6-9.
Nơi mọc: Tại Việt Nam, hồi được trồng nhiều ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh
Công dụng: Hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm. Thường dùng trị nôn mửa và ỉa chảy, bụng đầy trướng. Còn dùng trị đái nhiều, đái dầm, ngộ độc thịt cá, trị tay chân nhức mỏi.
Quả hồi đang trở thành cứu tinh của các nước có dịch cúm gia cầm vì nó là thành phần chính để bào chế thuốc kháng virus cúm Tamiflu.

Nguồn : Wikipedia & Internet