21 tháng 8 2021

B.1.348- VẠN NIÊN THANH

 

https://sadita.vn/UserFile/editor/images/2_%20T%E1%BB%AB%20%C4%91i%E1%BB%83n%20th%E1%BA%A3o%20d%C6%B0%E1%BB%A3c%20Vi%E1%BB%87t%20Nam/II_%20C%C3%A1c%20c%C3%A2y%20thu%E1%BB%91c%20v%C3%A0%20v%E1Tình yêu cây cỏ ĐV2 - Page 53 1_%20Van%20nien%20thanh%20-%20Aglaonema%20siamense_1

Enlarge this image Click to see fullsize
Tình yêu cây cỏ ĐV2 - Page 53 064611_c6a12fe2bfac4c7f87824683b0d68c6a~mv2
Tình yêu cây cỏ ĐV2 - Page 53 500_F_307149357_mHFNKbeXaL6Z9XeYW5XmZkL207NEmlLP

B.1.348- VẠN NIÊN THANH

Em là cây nhỏ Vạn niên thanh

Uống độc hơi trời vẫn lớn nhanh

Nước lã nuôi thân nào kén chọn

Nhân duyên quả nghiệp đã như dành

BXP 23.8.2017

Sưu tập : 

B.1.348- Vạn niên thanh -  Aglaonema siamense CT.Đst

Mô tả: Cây thảo cao 35-40cm, dày 1-1,5cm. Lá xoan hay xoan thuôn, tròn ở gốc, nhọn dài và đều đều ở 1/3 trên, dài 15-20cm, rộng 5-7cm, có gân phụ rõ, cong lên; cuống dài 5-10cm, có bẹ và ôm ở gốc rồi thót lại. Cụm hoa ở ngọn hay ở bên; mo dài 3,5-4,5cm có nhiều chấm trắng, buồng dài 3,5cm, hình trụ, có chân ngắn, có phần cái ngắn, phân biệt với phần đực bởi những hoa trung tính hay các nhị lép. Quả dạng quả mọng, thuôn, có mũi, chấm trắng dài 12-18mm, rộng 7-10mm.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ðông Nam Á nhiệt đới (Lào, Campuchia, Thái Lan...) và Nam Trung Quốc. Ở nước ta thường gặp dưới tán rừng ẩm, nhiều nhất là chân các núi đá vôi nơi có nhiều mùn ở Lào Cai, Hòa Bình, Hà Nội, Tây Ninh, Ðồng Nai. Cũng được trồng làm cây cảnh.

Công dụng: Thường được dùng làm thuốc chữa rắn cắn, sưng đau họng, trĩ mụn nhọt. Thân cây sắc uống làm thuốc nhuận tràng. Dân gian cũng dùng cả cây cắt ngang bỏ vào cốc nước đun sôi để nguội uống cho khỏe người, chữa liệt dương và trợ tim. 

Nguồn : Wikipedia &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LỜI ĐẦU TÂM SỰ

LỜI ĐẦU TÂM SỰ  Tôi chỉ là một nông dân, quanh năm làm bạn với bùn sâu rơm cỏ, cả đời chỉ quẩn quanh bên lũy tre làng, tai nghễnh ngãng, gia...