27 tháng 8 2021

B.1.483- KHOAI NA (Nưa trồng)

 

Tình yêu cây cỏ ĐV2 - Page 67 A_konjac-leafingout

Enlarge this image Click to see fullsize
Tình yêu cây cỏ ĐV2 - Page 67 12764325_10153879195364259_5150955135917296957_o.jpg?_nc_cat=107&ccb=1-5&_nc_sid=9267fe&_nc_ohc=Am4on_rboX0AX-Nbvvy&_nc_ht=scontent.fhan3-2
Tình yêu cây cỏ ĐV2 - Page 67 360px-Amorphophallus_konjac_%28Flower_Factory%29

B.1.483- KHOAI NA (Nưa trồng)

Phiến xẻ lông chim cuống lá thon

Cụm hoa ra trước sắc tươi giòn

“Chột nưa”* thuở ấy còn lưu niệm.

Chữa bệnh cho người nặng nước non.

BXP 22.8.2017

* Thơ Tố Hữu

Sưu tập : 

B.1.483- Nưa trồng, Khoai ngái  – Amorphophallus konjac CT.Đst

Mô tả: Cây thảo có củ lớn hình cầu lõm, trước ra hoa, sau ra lá. Mỗi lá chia làm 3 nhánh, các nhánh lại chia đốt, phiến lá xẻ thuỳ sâu hình lông chim, các thuỳ cuối hình quả trám thuôn, nhọn đầu; cuống lá thon, dài 40-80cm, nhẵn, màu lục nâu, có điểm các chấm trắng. Cụm hoa có mo lớn, phần bao mo màu lục nhạt điểm các vết lục thẫm, ở phía mép màu hung tím, mặt trong màu đỏ thẫm. Trục hoa dài gấp đôi mo. Quả mọng.

Nơi mọc:Ở nước ta, các dân tộc ở một số vùng đồi núi thuộc các tỉnh Quảng ninh, Lạng sơn, Hà bắc... đã có tập quán trồng khoai này từ lâu đời.

Công dụng: Vị cay ngứa, tính ấm, có độc. Ta thường dùng loại củ già, củ to, bổ thành miếng nhỏ, ngâm nước phèn một đêm, rồi nấu với một cục vôi trong 1 giờ thì mới hết ngứa.

Củ lấy bột làm lương thực, cuống lá (chột) nấu canh hoặc muối dưa, còn dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh suyễn tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn uống không tiêu. Còn dùng trị sốt rét, trục thai chết.

Nguồn : Wikipedia &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LỜI ĐẦU TÂM SỰ

LỜI ĐẦU TÂM SỰ  Tôi chỉ là một nông dân, quanh năm làm bạn với bùn sâu rơm cỏ, cả đời chỉ quẩn quanh bên lũy tre làng, tai nghễnh ngãng, gia...