28 tháng 1 2022

B.3.697- HUYẾT GIÁC CAMPOS

 

Enlarge this image Click to see fullsize
TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 5 - Page 5 HUYET-GIAC-CAM-BOT-600x536

Enlarge this image Click to see fullsize
TÌNH YÊU CÂY CỎ ĐV 5 - Page 5 Thuoc-bo-mau-tu-cay-xo-nha-huyet-giac

B.3.697- HUYẾT GIÁC CAMPOS    

(Không có Thơ)

Sưu tập : 

B.3.697- Huyết giác Campos - Dracaena cambodiana New

Huyết giác hay còn gọi các tên khác là dứa dại, cau rừng, giác máu, giáng ông, cây xó nhà, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái) - Dracaena cambodiana là một loài thực vật có hoa thuộc chi Huyết giác Dracaena, Phân họ Tóc tiên Nolinoideae, họ Măng tây Asparagaceae. Loài này được Pierre ex Gagnep. mô tả khoa học đầu tiên năm 1934.

Mô tả: Huyết giác là một cây thuốc quý, là loại cây nhỡ, cao tới 10m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.

Nơi mọc: Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở Việt Nam cây huyết giác thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hoà Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Công dụng: Cây Huyết giác có tác dụng chống viêm, thông huyết ứ, thông mạch, định thống, tăng tưới máu tới phổi, giảm áp lực của mạch máu phổi, giảm biến chứng suy tim phải ở bệnh nhân mắc COPD.

Nguồn : Wikipedia &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LỜI ĐẦU TÂM SỰ

LỜI ĐẦU TÂM SỰ  Tôi chỉ là một nông dân, quanh năm làm bạn với bùn sâu rơm cỏ, cả đời chỉ quẩn quanh bên lũy tre làng, tai nghễnh ngãng, gia...