Tôi
đăng lên các truyền thuyết về hoa Bỉ ngạn, mời bạn đọc đọc vui.
Truyền thuyết về Bỉ ngạn hoa
Theo
truyền thuyết và các tiểu thuyết ngôn tình, ứng với hoa Mạn Đà La miền Cực Lạc
và hoa Mạn Châu Sa bên bờ sông Vong Xuyên là hai thứ hoa Bỉ Ngạn (đỏ và trắng)
sinh trưởng ở cõi thế gian. Hoa giống như lời nhắc nhở với thế nhân. Người ta
nói nhiều về ý nghĩa của hoa Bỉ Ngạn, ở Nhật Bản là ‘hoa hồi ức đau thương’, ở
Triều Tiên là ‘hoa nhung nhớ’, ở Trung Quốc là ‘hoa ưu mỹ thuần khiết'.
Truyền
thuyết thứ nhất
Tương
truyền loài hoa này nở nơi hoàng tuyền, đa số người đều nhận định rằng hoa bỉ
ngạn nở bên cạnh vong xuyên hà ở Minh giới. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, phủ đầy
trên con đường thông đến địa ngục, mà có hoa thì không có lá, đây là loài hoa
duy nhất của Minh giới. Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về
ký ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường hoàng tuyền nở rất nhiều loài
hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên
bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”, đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường
hoàng tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn
đi qua liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại
nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u
linh.
Bỉ ngạn
là đóa hoa trong truyền thuyết tình nguyện đi vào địa ngục, bị chúng ma quỷ bắt
quay về nhưng vẫn ngập ngừng trên con đường hoàng tuyền, chúng ma quỷ không nhịn
được nên đều đồng ý cho nàng nở trên con đường này, cho những linh hồn đã rời
khỏi nhân giới có một sự chỉ dẫn và an ủi.
Bỉ ngạn
hoa nở ở bờ bên kia thế giới, chỉ là một khối đỏ rực như lửa; hoa nở không lá,
lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không được gặp lại, chỉ có thể một
thân một mình ở trên đường cực lạc.
Hoa lá
không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ. Bởi vậy mấy có cách nói: ”bỉ ngạn hoa nở
nơi bỉ ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá”. Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn
mất nhau, cứ như thế luân hồi hoa và lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý
nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ. Cũng vì thế mà người
ta dùng nó để làm ví dụ cho những chuyện tình không có kết quả (hay không có kết
quả gì tốt đẹp). Giống với một tác phẩm vừa mới ra mắt cũng có nhắc về nó: Độ
ta không độ nàng
Trong
Phật kinh có ghi "bỉ ngạn hoa, một nghìn năm hoa nở, một nghìn năm hoa
tàn, hoa diệp vĩnh bất tương kiến. Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử."
Truyền
thuyết thứ hai
Truyền
thuyết nói, rất lâu rất lâu trước đây, ven thành thị nở một dải lớn hoa bỉ ngạn
– cũng chính là mạn châu sa hoa. Bảo vệ bên cạnh hoa bỉ ngạn là hai yêu tinh, một
người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ bỉ ngạn suốt
mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương… Bởi vì
lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối
cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng
nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày,
bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.
Năm đó,
sắc đỏ rực rỡ của mạn châu sa hoa được sắc xanh bắt mắt bao bọc lấy, nở ra đặc
biệt yêu diễm xinh đẹp. Thế nhưng vì việc này mà thần trách tội. Mạn Châu và Sa
Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời
đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, mạn châu sa
hoa chỉ nở trên con đường hoàng tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng
về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế,
trên con đường hoàng tuyền ngửi thấy mùi hương của hoa bỉ ngạn thì có thể nhớ lại
bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa
bị lời nguyền kéo vào vòng luân hồi.
Truyền
thuyết thứ ba
Xưa có
một đôi nam nữ, theo luật Thiên Đình họ không được phép gặp gỡ. Một ngày, cả
hai đã phá vỡ giới luật để tìm đến bên nhau. Chàng là một nam tử hào hoa anh tuấn,
còn nàng lại là một nhi nữ đẹp tựa tiên sa. Cả hai vừa gặp đã quen thân, quyến
luyến không xa rời, nguyện ước hẹn ở bên nhau đến kiếp kiếp đời đời.
Nhưng
vì đã phạm luật Trời, họ bị đọa xuống trần gian rồi biến thành hoa và lá của
cùng một cây. Lá xanh, hoa đỏ, đẹp kiêu sa nhưng chất chứa nỗi buồn. Có điều,
loài hoa này rất đặc biệt, có hoa thì không thấy lá, mà có lá lại chẳng thể thấy
hoa, giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp mặt.
Một
ngày, Đức Phật đi ngang qua, thấy trên mặt đất có một loài hoa đỏ rực như lửa,
vừa nhung nhớ lại vừa u sầu. Phật vừa liếc nhìn đã thấu tỏ được huyền cơ trong
đó. Quả thật là:
“Bỉ Ngạn
hoa, khai nhất thiên niên, lạc nhất thiên niên, hoa diệp vĩnh bất tương kiến.
Tình bất vi nhân quả, duyên chú định sinh tử” – Bỉ Ngạn hoa, một nghìn năm nở,
một nghìn năm tàn, hoa và lá vĩnh viễn không thể gặp nhau. Tình không vì nhân
quả, duyên đã định tử sinh.
Đức Phật
xót thương, bèn quyết định mang hoa về miền Cực Lạc. Nhưng vì Cực Lạc là Phật
quốc, là thế giới thanh tịnh và thuần khiết, nên tất cả những gì là ‘tình si’,
‘nhung nhớ’, ‘u sầu’, ‘đau khổ’… đều không được phép tiến nhập vào miền tịnh thổ.
Những thứ xúc cảm con người ấy đều phải rời khỏi hoa, kết thành một màu đỏ rực
lửa rồi rơi xuống sông Vong Xuyên.
Bởi vậy,
khi về đến Cực Lạc, đóa hoa trong tay Phật đã biến thành một màu trắng tinh khiết
không còn nhuốm bụi trần. Đức Phật bèn gọi nó là Mạn Đà La hoa, hoa của cõi Phật,
cũng chính là một loại hoa Bỉ Ngạn.
Lại nói
về màu đỏ rực lửa. Lúc ấy, Bồ Tát Địa Tạng thần thông quảng đại đã biết rằng
nghiệp duyên của hoa Mạn Đà La hiện đang nằm dưới sông Vong Xuyên. Ngài bèn đến
bên bờ sông, ném xuống một hạt giống, chỉ trong chốc lát một đóa hoa đỏ tươi
bay ra khỏi mặt nước. Bồ Tát đón lấy hoa và nói:
“Ngươi
đã thoát thân trở về miền Cực Lạc, sao còn đem nỗi hận tình si để lại nơi khổ ải
vô biên này chứ? Vậy thì, ngươi hãy ở đây làm sứ giả tiếp dẫn các linh hồn đi về
phía luân hồi. Cực Lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi (Mandarava), vậy ta sẽ gọi ngươi
là Mạn Châu Sa hoa vậy (Manjusaka)”.
Từ đó
có hai loài hoa Bỉ Ngạn, một loại trắng ngần tinh khiết, một loại lại rực rỡ
hoa lệ; một loại gợi nhớ gợi thương, chia ly đau khổ, một loại lại vô dục vô cầu,
vô khổ vô bi; một loại trầm luân trong nỗi sầu nhân thế, một loại lại thản thản
đãng đãng nơi Phật quốc thanh cao.
Truyền
thuyết thứ tư
Ngày ấy,
trên dương thế có một đôi uyên ương tình thâm nghĩa nặng. Họ đã trải qua những
tháng ngày hạnh phúc bên nhau, cho đến một ngày chàng trai đi làm ăn xa đã bất
hạnh gặp nạn, phải bỏ mạng nơi đất khách quê người.
Linh hồn
của chàng trai đi đến bên bờ sông Vong Xuyên, bước trên con đường đỏ rực hoa Bỉ
Ngạn mà không khỏi nhớ thương về người vợ chốn dương gian.“Ta không muốn luân hồi,
ta phải về với thê tử của ta, nàng vẫn đang đợi chờ ta trở về”.
Chàng
trai đến trước mặt Mạnh Bà, nhận được bát canh quên lãng. Anh hỏi Mạnh Bà:“Thế
gian muôn màu muôn vẻ, ý họa tình thơ, cớ sao lại bắt tôi phải quên hết chuyện
tình cảm xưa cũ?”. Mạnh Bà chỉ mỉm cười không nói, khiến chàng trai càng thêm
chua xót. Anh tự nhủ với lòng mình:“Dù phải uống thứ nước vong tình này thì ta
vẫn không muốn quên. Sau khi chuyển sinh, ta nhất định sẽ đến tìm nàng”.
Nương tử
của chàng trai khi hay tin cái chết của chồng, đã nhiều lần tìm cách quyên
sinh. Nhưng lần nào cũng được người nhà cứu sống lại, bởi vậy cô nguyện sẽ thủ
tiết cả đời. Cứ như vậy, cô dựa vào việc khâu vá để sinh nhai và ngày đêm hương
khói thờ chồng.
Còn
chàng trai kia cũng chuyển sinh vào một gia đình nọ, cách ngôi nhà cũ của cậu
không xa. Năm tháng cứ thế trôi qua, nháy mắt một cái đã thấm thoắt 20 năm, cậu
trở thành một trang nam nhi tuấn tú. Một ngày đi qua ngôi nhà cũ của mình, cậu
bỗng thấy một cảm giác thân quen khó tả. Chàng trai liền dừng lại trầm ngâm suy
nghĩ, bất giác đôi mắt hướng về phía khung cửa sổ, thấy một quả phụ đang ngồi
khâu vá. Cậu không biết đó chính là người vợ hiền thảo của mình trong tiền kiếp,
chỉ thấy có điều gì đó kỳ lạ mà cậu không sao lý giải được. Rồi cậu lại bước
đi.
Và ngay
trong thoáng ngắn ngủi ấy quả phụ bắt gặp ánh mắt của chàng trai trẻ. Dẫu tướng
mạo của chàng đã khác xưa, nhưng quả phụ vừa nhìn thấy liền hiểu ra tất cả. Cô
nước mắt tuôn rơi, run rẩy không nói nên lời: Chàng đã trở lại rồi!
Sau đó,
quả phụ vì nỗi nhớ thương chồng mà lâm bệnh qua đời. Khi xuống dưới Hoàng Tuyền,
gặp Mạnh Bà, quả phụ liền hỏi: “Lão bà bà, có phải trước đây có một nam tử từng
nói với bà rằng chàng sẽ không quên tôi, sau khi luân hồi sẽ nhất định tìm tôi
phải không?”. Mạnh Bà gật đầu khiến quả phụ càng thêm đau buồn. “Chàng đã đến,
vì sao lại không nhận ra ta, không nói với ta một lời?”.Mạnh Bà thấy quả phụ
chưa dứt được trần duyên, bèn nói:
“Duyên
phận của hai người đã hết, chia ly cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng thấy cô không
đành lòng, ta sẽ cho cô được gặp lại anh ta lần nữa. Tuy nhiên, cô sẽ phải ở
đây chịu khổ 20 năm rồi mới được chuyển sinh vào kiếp sống tiếp, cô có nguyện ý
không?”.
Thế là
cô được Mạnh Bà giao cho việc nhổ cỏ bên bờ hoa Bỉ Ngạn. Kỳ thực ở đó không hề
có cỏ, nhưng trong mắt cô luôn nhìn thấy cỏ dại, và vì thế mà cô cứ nhổ mãi nhổ
mãi, vĩnh viễn cũng không hết được.
Hai
mươi năm sau, Mạnh Bà đưa cô đến trước cửa luân hồi và dặn rằng:“Cô hãy đứng ở
đây đợi một chút, người cô chờ 20 năm sắp đến rồi”.
Cô gái
đứng đó như ngồi trên đống lửa, trong lòng cứ thấp thỏm không yên. 20 năm qua,
nỗi giày vò khắc khoải như thấu tận tâm can. Cô đã phải chịu đựng biết bao đau
khổ chỉ để chờ đến phút giây này, gặp lại người chồng mà cô vẫn hằng mong mỏi.
Cuối
cùng chàng cũng đến, nước mắt cô lã chã tuôn rơi.
Nhưng,
người mà cô đã dành cả 20 năm đằng đẵng dưới âm gian để đợi chờ, lại tỏ ra thờ
ơ lãnh đạm. Cô không thể chịu được nữa, bèn níu tay chàng: “Chàng đã quên ta rồi
sao?”. Chàng trai dửng dưng nhìn cô, như nhìn một người xa lạ, anh đón chén
canh vong tình của Mạnh Bà và uống cạn, rồi anh bước vào cửa luân hồi.
Trong
quan điểm nhà Phật
Trong
kinh Phật thường thấy xuất hiện nhiều tên hoa trong thời thuyết pháp của Phật
như: Mưa hoa Mạn Đà La, hoa Mạn Thù Sa, hoa Ma-ha Mạn Đà La, hoa Ma-ha Mạn Thù
Sa.
Chúng
ta đều biết rõ con người sau khi chết, sẽ không còn chấp trước. Nhưng chúng ta
không thể vì điều này mà cam chịu thụt lùi, cho rằng làm người dù sao đi nữa
thì cũng phải trở về, thích sống như thế nào thì cứ sống như thế đó, điều này
không được, đây gọi là "chấp không".
Trong
kinh Phật nói, thân người khó được. Đời sống của người thế tục cho dù không có
ý nghĩa, nhưng suốt cuộc đời của một con người trải qua mấy mươi năm lại rất
quý. Chúng tôi thông qua việc học Phật, thông qua sự nỗ lực tu hành, thông qua
phương thức sinh hoạt với thế tục, thì cuộc sống có ý nghĩa khác, đó chính là
thành Phật. Có người nói, Phật cũng là người. Đúng, Phật cũng là người, nhưng lại
là Người đã giác ngộ. Cho nên kinh nói, chúng sanh là Phật chưa giác ngộ, Phật
là chúng sanh đã giác ngộ. Không nên cho rằng sau khi thành Phật, ngồi trên tòa
sen trong Đại Hùng Bảo Điện, khói hương xông ướp, được muôn người bái lạy. Như
thế có đúng không? Sau khi đức Thích Ca thành Phật, qua 49 năm đi trong mưa gió
thuyết pháp độ sanh, với chiếc bình bát du hóa suốt cả đời. Vậy thì sau khi
thành Phật, người vẫn là người đó, nhưng trạng thái tâm lý của họ đã phát sanh
sự thay đổi căn bản, họ đã trở thành người thanh tịnh sáng suốt, không còn sự
trói buộc nào, bừng bừng sức sống.
Tóm lại
Tâm Kinh Bát nhã đã kết thúc loài hoa Mạn Thù Sa: Sắc chẳng khác không, không
chẳng khác sắc, nhưng sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành thức
cũng lại như thế.
Tương
truyền hoa này chỉ nở ở Hoàng Tuyền, là phong cảnh duy nhất trên đường Hoàng
Tuyền, hoa nơi đó nở hàng loạt, nhìn từ xa có thể thấy nó giống như tấm thảm
màu đỏ tươi rực rỡ trải dài, vì màu của nó đỏ như lửa, trắng như lau, giống như
máu mà được gọi là "con đường rực lửa"
Hoa Mạn
Châu Sa còn gọi là hoa Bỉ Ngạn. Thông thường cho rằng đây là loài hoa tiếp dẫn,
sanh trưởng bên bờ sông Tam đồ. Theo truyền thuyết, mùi hương của hoa có ma lực,
có thể gọi ký ức thuở còn sanh tiền của người chết trở về.
Ba ngày
Xuân lần lượt đi qua gọi là Xuân Bỉ Ngạn, ba ngày Thu chầm chậm trôi qua gọi là
Thu Bỉ Ngạn. Là ngày thăm mồ mả. Hoa Bỉ Ngạn nở giữa thời kỳ Thu Bỉ Ngạn rất
đúng giờ, cho nên mới gọi là hoa Bỉ Ngạn
Hoa Bỉ
Ngạn lúc nở hoa nhìn không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa.
Hoa lá
không thấy nhau, nhưng chúng đan xen với nhau đời đời.