Hồ tiêu đen và hồ tiiêu trắng
B.1.046- HỒ
TIÊU
Lá Hồ
dễ lẫn với Trầu không
Chất hạt cay cay lại ấm
nồng
Chữa bệnh : Thần y, Gia
vị : Tốt!
Tình
em hiến trọn sắc tươi hồng
BXP
19.8.2017
Sưu tập :
B.1.046-
Tiêu,
Hồ tiêu - Piper nigrum CT.Đst
Hồ tiêu là một loại
dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc
cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Đối chiếu
với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ,
chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín
có mầu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu
xanh và hồ tiêu đen. Quả có một hạt duy nhất. Mùa hoa quả tháng 5-8.
Hồ tiêu được thu
hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện
một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non
quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ
săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả
lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít
nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả
đã chín).
Bên cạnh hai sản
phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc
được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt
để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại
Ấn Độ và tại huyện Chư Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của
tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen
Vị cay, tính nóng,
có mùi thơm, dùng với liều thấp là một chất kích thích sự tiết dịch vị và kích
thích hệ thần kinh. Nó cũng có tính kháng khuẩn và diệt trùng, nên được dùng để
gìn giữ thức ăn. Nó là chất kích thích và gây xung huyết da, các tuyến nhờn.
Với liều cao, nó gây độc, có thể gây co giật và đái ra máu. Tiêu là gia vị
thông dụng khắp thế giới. Ở nước ta, thường dùng làm kích thích tiêu hoá, giảm
đau, trị đau bụng lạnh, thổ tả, ăn không tiêu, nôn mửa hoặc trúng hàn vùng tim,
suyễn thở, đờm tắc, quyết lạnh.
Nguồn : Wikipedia
& Internet