01 tháng 7 2021

B.692-MỠ LÔNG DÀY

 

TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 M-crassifolia-1354292139
Hoa Mỡ lông dày trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 Z5-1354292140

B.692-MỠ LÔNG DÀY

Tên em được đặt : Mỡ lông dày

Cũng được nhiều người biết mới đây

Chiu chắt nguồn ân tình đất mẹ

Hoàng Liên sương gió phủ chan đầy.

BXP 17.8.2017

Sưu tập : 

B.692- Mỡ lông dày - Manglietia crassifolia Đst

Đây là loài đặc hữu của Việt Nam. Năm 2011, chúng được phát hiện trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Mỡ lông dày là loại cây có chiều cao từ 8 tới 15 m, đường kính thân khoảng 20 cm. Hoa của chúng có kích thước lớn, màu trắng và tỏa ra mùi thơm quyến rũ nên rất có tiềm năng trong ngành lâm nghiệp đô thị.

Ông Vũ Quang Nam, nhà thực vật học của Đại học Lâm nghiệp, cho biết, ông cùng hai nhà khoa học Trung Quốc tìm thấy cây Mỡ lông dày Manglietia crassifolia trong Vườn quốc gia Hoàng Liên. Phát hiện của ba chuyên gia đã được đăng trên BioOne, một tạp chí khoa học chuyên ngành khá nổi tiếng tại Mỹ.

Nguồn : Wikipedia &  Internet

B.691- MỠ PHÚ THỌ

 

TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3488s
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3488_1s
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3488_3s

B.691- MỠ PHÚ THỌ

Lá hình trứng ngược mặt như da

Phú Thọ quê em nghĩa mặn mà

Hoa mọc đầu cành phô sắc thắm

Được về phố thị thỏa lòng a!

BXP 17.8.2017

B.691- Mỡ Phú Thọ - Manglietia phuthoensis Đst

Mô tả : Cây gỗ cao 20 - 25m. Thân thẳng tròn, tán hình chóp. Vỏ màu xám bạc, có nhiều lỗ bì nhỏ, thịt vỏ màu trắng. Cành non có nhiều sẹo của lá rụng.

Lá đơn, mọc cách, phiến hình trứng ngược hoặc ttrái xoan, đầu nhọn hoặc thành góc tù, thuôn nhọn dần về phía gốc. Gân nổi rõ cả ở 2 mặt. Cuống là mảnh, dài. Lá kèm rụng để lại vết sẹo. Hoa lưỡng tính, to màu trắng phớt vàng, mọc đơn độc ở đầu cành. Bao hoa chín cánh xếp thành 3 vòng. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn và to. Là noãn nhiều xềp trên một cuống dài thành một khối hình trứng, vòi nhắn và nhọn. Quả kép hình trụ, đại không có mỏ, nứt bụng. Mỗi đại có 5 - 6 hạt, màu đỏ, nhẵn bóng.

Cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thích hợp với những vùng có độ ẩm lớn, đất tốt, thoát nước. Khả năng tái sinh hạt tốt, và đâm chồi khá mạnh. Hoa tháng 1 - 5. Quả tháng 7 - 8.

Phân bố : Cây bản địa Việt Nam (cũng được trồng rộng rãi ở phía bắc, gần với khu vực phân bố tự nhiên), bắc Lào và Quảng Đông Trung Quốc.

Công dụng: Gỗ có dác lõi phân biệt, rõ ràng, dác màu xám nhạt, lõi màu vàng nhạt, có ánh bạc. Gỗ mềm, thớ thẳng và mịn, vòng năm dễ nhận ở mặt cắt dọc do gỗ muộn có màu. Tỷ trọng 0,638. Lực kéo ngang thớ 22kg/cm2, lưc nén dọc thớ 424kg/cm2, oằn 1,147kg/cm2, ít bị mối mọt, dễ gia công, dùng làm gỗ ván lạng, bút chì, tiện khắc, đóng đồ dùng gia đình.

Nguồn : Wikipedia &  Internet

30 tháng 6 2021

B.690- GIỔI FORD

 

TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3131s
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3131_2s
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3131_3s

B.690- GIỔI FORD

Đầu Hạ hoa tươi nở thắm màu

Vàng tâm son sắt nghĩa tình sâu

Đồ dùng mỹ nghệ người ưa thích

Mối mọt thua rồi … giữ được lâu

BXP 16.8.2017

Sưu tập : 

B.690- Giổi, giổi Ford, Vàng tâm - Manglietia fordiana Đst

Mô tả: Cây gỗ thường xanh, cao 25 - 30m: đường kính 70 - 80cm. Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1cm. Cành non, lá non có lông tơ màu nâu. Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1 - 2cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn. Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4 - 5,5cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn.

Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 9 - 10. Tái sinh bằng hạt. tốc độ tăng trưởng trung bình. Mọc rải rác. trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.

Nơi mọc: Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An (Quỳ Châu), Quảng Bình (Bố Trạch: Ba Rền). Thế giới: Trung Quốc.

Công dụng: Gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm.

Tình trạng: Sẽ nguy cấp. Gỗ qúi nên đã bị khai thác nhiều dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng. Cần khai thác có mức độ. Tìm nguồn giống đưa vào gieo ươm trồng rừng. Đối tượng bảo vệ của một số khu rừng cấm, vườn quốc gia

Nguồn : Wikipedia &  Internet

B.689- VÀNG TÂM THƠM

 

TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3904s
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3904_2s
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 3904_1s

B.689- VÀNG TÂM THƠM      

(Không có Thơ)

Sưu tập : 

Chi Manglietia

B.689- Vàng tâm thơm - Manglietia aromatica  NEW

Mô tả: Cây gỗ, cao 30 - 35m, đường kính ngang ngực trên 50cm. Vỏ ngoài xám trắng, sần sùi, nứt dọc nhẹ, thịt vỏ màu vàng nhạt, có mùi thơm, dày 3 - 5mm. Cành non màu xanh. Cuống lá dài 1,5 - 2,5cm, phiến lá hình trứng hẹp đến hình elip hẹp, cả hai mặt đều nhẵn bóng, đáy lá hẹp dần trên cuống, gân bên 12 - 16 cặp, nổi rõ cả hai mặt khi khô. Đỉnh có mũi nhọn. Sẹo lá kèm trên cuống lá. Hoa đơn độc ở đỉnh cành; nụ hoa cao 4 - 5cm, cánh hoa 11 hoặc 12, màu trắng sữa, xếp xoắn ốc thành 4 vòng; 2 bao hoa màu xanh; những cánh hoa bên ngoài hình ô van đến hình chữ nhật, gần như da; 3 cánh hoa trong cùng hình muỗm. Nhị 100, lá noãn nhẵn.

Mọc trong rừng lá rộng thường xanh Thường mọc trong các rừng ở thung lũng có độ ẩm cao, ưa tầng đất dày. Lúc non, loài cây chịu bóng, khi già vươn lên tầng cao nhất của rừng. Tốc độ sinh trưởng trung bình..

Hoa tháng 5 - 7, quả tháng 8 - 10.

Nơi mọc: Thế giới: Trung quốc

Việt Nam: Hiện mới chỉ phát hiện ở Tương Dương – Nghệ An.

Công dụng: Gỗ có giác loài phân biệt. Gỗ dác màu trắng vàng nhạt, gỗ lõi màu vàng nghệ. Do gỗ có màu vàng đẹp lại có mùi thơm nên được dùng làm đồ mỹ nghệ, làm nhà, dụng cụ trong gia đình

Nguồn : Wikipedia &  Internet

B.688- MỘC LAN YUNNANENSIS

 

TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 MicheliaYunnanensisCu600Main

Enlarge this image Click to see fullsize
TÌNH YÊU CÂY CỎ  - Page 70 2560px-Magnolia_yunnanensis_kz01

B.688- MỘC LAN YUNNANENSIS     

(Không có Thơ)

Sưu tập : 

B.688- Mộc lan Yunnanensis – Michelia yunnanensis New 

Michelia yunnanensis là loài thực vật có hoa thuộc chi Michelia, họ Mộc lan Magnoliaceae. Loài này được (Hu) Noot. mô tả khoa học đầu tiên năm 1985.

Nguồn : Wikipedia &  Internet

B.687- GIỔI SONLAENSIS

 

B.687- GIỔI SONLAENSIS      

(Không có Thơ)

Sưu tập : 

B.687- Giổi Sonlaensis - Michelia sonlaensis New 

Michelia sonlaensis Q.N. Vũ, một loài Michelia mới ở tỉnh Sơn La, miền Bắc Việt Nam được mô tả. Loài mới được phân vào chi Michelia (tách ra từ Magnolia), phân họ Magnolioideae dựa trên hình thái chung. Nó gần giống với Michelia xianianhei và Michelia mannii, nhưng khác chủ yếu ở chỗ có phiến lá hình elip, mỏng như da, lớn hơn, với bề mặt dưới là nhung mao màu trắng hơi vàng (có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt và cảm nhận bằng tay), nguyên bào nuôi và lá bắc bên ngoài màu trắng hơi vàng, hoa có màu xanh lục nhạt đến màu trắng kem, và chín bọc với mặt ngoài của tất cả các lá bắc đều có lông mịn ở gốc. (Loài mới phát hiện nên ảnh hạn chế)

Nguồn : Wikipedia &  Internet

B.686- GIỔI TAI NGỰA

 

B.686- GIỔI TAI NGỰA

Cây gỗ lớn, cao chừng hăm lăm mét

Người Thái gọi “co may ham hu ma”

Vỏ xám, không nứt, lá hình tai ngựa

Hoa màu vàng, như chuối chín thơm xa.

BXP

Sưu tập : 

B.686- Giổi tai ngựa - Michelia xianinahei Đst

Mô tả: Tạp chí khoa học chuyên ngành Nordic Journal of Botany vừa công bố phát hiện một loài Giổi tai ngựa mới tại khu rừng thuộc tỉnh Điện Biên bởi Tiến sĩ Vũ Quang Nam (Đại học Lâm Nghiệp).

Cây gỗ lớn với chiều cao khoảng 25 m, vỏ xám và không nứt, lá có hình dạng giống tai ngựa. Hoa của chúng có màu vàng và mùi thơm như quả chuối chín. Chiều dài của quả chừng 16 – 21 cm.

Nơi mọc: Theo Tiến sĩ Vũ Quang Nam, ông vô tình phát hiện ra loài này khi thực hiện nghiên cứu về phân loại họ Ngọc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam. Bằng phương pháp Hình thái học, Tiến sĩ Vũ Quang Nam nhận thấy, một số mẫu vật (tiêu bản) Giổi tai ngựa ở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có những đặc điểm rất khác lạ so với các loài khác. Các đợt khảo sát kế tiếp được thực hiện ở Khu rừng cấm Võ Nguyên Giáp thuộc Mường Phăng, Điện Biên vào năm 2010 đã khẳng định đây là loài mới cho Khoa học.

Nguồn : Wikipedia &  Internet

LỜI ĐẦU TÂM SỰ

LỜI ĐẦU TÂM SỰ  Tôi chỉ là một nông dân, quanh năm làm bạn với bùn sâu rơm cỏ, cả đời chỉ quẩn quanh bên lũy tre làng, tai nghễnh ngãng, gia...