05 tháng 5 2021

B.90- BỜI LỜI ĐẮNG

 



B.90- BỜI LỜI ĐẮNG

Cây gỗ nhỏ, nhánh lông hung
Lá hình bầu dục hay xoan, nhọn đầu
Hoa thành tán, quả hình cầu
Dùng tươi trị nhọt, như cao ...tiêu dần

BXP

Sưu tập :

B.90- Bời lời đắng, Mò lông, Nhan sang - Litsea umbellata Đst

Mô tả: Cây gỗ nhỏ có các nhánh thường có lông màu hung. Lá mọc so le, hình bầu dục, thuôn hay trái xoan, thon hẹp hay tròn ở gốc, nhọn ở đầu, bóng và nhẵn ở mặt trên, trừ trên gân giữa, màu tối hay có lông nâu ở dưới; gân bên 8-16 đôi, lõm ở trên, lồi ở dưới; cuống lá khá to, có lông, dài 8-10mm. Hoa xếp 5-6 cái thành tán tụ họp ở nách lá, có cuống chung ngắn, có lông ngắn màu hung. Quả hình cầu, đường kính 5-6 mm, có cuống nhỏ, hơi phồng lên ở phía dưới quả.
Hoa tháng 2-1.
Nơi mọc: Loài của Trung Quốc, Mianma, Campuchia, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Cây khá phổ biến ở nước ta : Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hà Tây, Ninh Bình, Gia Lai, Kontum, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Công dụng: Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán.
Ở Campuchia, người ta cũng dùng lá làm thuốc đắp ngoài trị đinh nhọt.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.89- BỜI LỜI CALICARIS

 



B.89- BỜI LỜI CALICARIS
(Không có Thơ)

Sưu tập :

B.89- Bời lời calicaris - Litsea calicaris NEW

Bời lời calicaris - Litsea calicaris là một loài đặc hữu cây thường xanh ở đảo Bắc của New Zealand, trong rừng đất thấp từ gần Bắc Cape nam đến khoảng 38° S
Loài duy nhất có tại New Zealand với tên gọi bản địa là mangeao, là một cây thân gỗ cao tới 15 m với lớp vỏ thân cây màu xám sẫm và nhẵn. Các lá mọc đối, dài 50–150 mm, hình trứng hay trứng thuôn dài, màu xanh lục ánh lam ở mặt dưới. Các hoa nhỏ, mọc thành tán gồm 4-5 hoa, quả hạch hình trứng thuôn dài, dài 2 mm, màu ánh đỏ.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.88- BỜI LỜI BA VÌ

 



B.88- BỜI LỜI BA VÌ
(Không có Thơ)

Sưu tập :

7- Chi Litsea
B.88- Bời lời Ba Vì - Litsea baviensis NEW

Bời lời Ba Vì Litsea baviensis là loài thực vật có hoa trong họ Nguyệt quế. Loài này được Lecomte miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.87- Ô DƯỢC CHUN

 


B.87- Ô DƯỢC CHUN
(Không có Thơ)

Sưu tập :

B.87- Ô dược Chun - Lindera chunii NEW

Mô tả: Cây gỗ cao tới 6m; nhánh không lông, lúc khô có màu đen. Lá mọc so le; phiến lá hình bầu dục dài 5-10cm, rộng 1,5-4cm, đầu chóp có đuôi, gân chính 3, không lông; cuống dài 1-1,5cm. Cụm hoa tán ở nách lá; cuống hoa dài 30mm; hoa cao 5-8mm. Mùa hoa tháng 2-5.
Nơi mọc: Loài phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng ở một số nơi thuộc các tỉnh Bắc Thái, Quảng Trị, Lâm Ðồng.Công dụng: Vị cay, tính ấm, có mùi thơm. Thường dùng làm thuốc tiêu nhọt, chữa các vết thương do sét đánh, dao chém, đòn ngã ứ đau và chữa phong thấp đau nhức xương, dạ dày và ruột đầy trướng.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.86- Ô DƯỢC

 



B.86- Ô DƯỢC
(Không có Thơ)

Sưu tập :

B.86- Ô dược - Lindera strychnifolia NEW

Mô tả: Cây gỗ 5m; nhánh không lông, xám, lá mọc so le; ở nhánh non, phiến xoan bầu dục dài 6-8cm, rộng 6-7cm, ở nhánh già hình trái xoan, chóp có đuôi, gân bên cách gốc 3-5mm, mặt trên không lông, nâu, mặt dưới nâu mốc, có lông thưa, cuống có lông. Cụm hoa xim tròn, to 1-1,5cm, hoa có 9 nhị, chỉ nhị có lông; nhuỵ lép có lông, bầu 1mm. Quả hình trái xoan.
Hoa tháng 3-4, quả tháng 9-10.
Nơi mọc: Loài phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Philippin. Ở nước ta, loài này mọc ở rừng các tỉnh miền Trung.
Công dụng: Vị cay, tính ấm. Thường được dùng chữa: Ngực bụng đầy trướng, khí nghịch suyễn cấp, bệnh sa nang, đau bàng quang, đái són, đái dắt, đau bụng kinh.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.85- LÒNG TRỨNG THƯỜNG

 



B.85- LÒNG TRỨNG THƯỜNG
(Không có Thơ)

Sưu tập :

B.85- Lòng trứng thường, Hương diệp thụ - Lindera communis NEW

Mô tả: Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao 4-10m. Lá mọc so le, phiến xoan, dài 5-8m, rộng 3-5cm, đầu có mũi, gốc tù, mặt trên không lông, mặt dưới có lông, gân phụ 6-8 cặp, cuống lá dài 6-10mm, có lông lúc non. Cụm hoa tán nhỏ ở nách lá, mang 5-8 hoa, phiến hoa 6, dài 2,5mm; nhị 9; bầu 2 ô. Quả mọng 1mm, màu đỏ.
Nơi mọc: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Ninh Bình.
Công dụng: Dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.84- LÒNG TRỨNG

 



B.84- LÒNG TRỨNG
(Không có Thơ)

Sưu tập :

B.84- Lòng trứng, hồ tiêu núi, Cây gân trâu - Lindera glauca NEW

Mô tả: Cây bụi; cành non có lông rất ngắn. Lá mọc riêng rẽ, hình bầu dục hay mũi giáo, nhọn về phía gốc, dài 4-10cm, rộng 2-3cm, gân phụ 6-7 đôi hơi nổi ở mặt dưới, mặt trên gần như sáng bóng, mặt dưới màu lục lờ và hơi có lông; cuống dài 7-8mm, hơi khía rãnh ở trên. Cụm hoa tán ở nách lá, gần như không cuống, xếp 2-3 cái, mỗi tán có 6 hoa, bao hoa rất ngắn, gồm 5 thuỳ, không đều, nhị 9 mà 3 nhị vòng trong có 2 tuyến. Quả nhỏ, đường kính 7mm, có hương thơm.
Nơi mọc: Loài của Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Hà Tây, Hoà Bình đến Ninh Bình.
Công dụng: Lá được dùng trị mụn nhọt, đầu đinh, sâu quảng phong thấp tê bại, gân cốt đau nhức, dao chém thương tích. Dùng ngoài vừa đủ, lấy lá tươi giã nát hoặc lá khô tán bột đắp. Quả dùng trị trúng phong cấm khẩu. Vỏ cây tán bột hoặc thiêu tồn tính dùng chữa bỏng. Có thể dùng lá và vỏ quả vắt lấy tinh dầu và dùng dầu hạt chế xà phòng hoặc làm dầu nhờn.

Nguồn : Wikipedia & Internet

LỜI ĐẦU TÂM SỰ

LỜI ĐẦU TÂM SỰ  Tôi chỉ là một nông dân, quanh năm làm bạn với bùn sâu rơm cỏ, cả đời chỉ quẩn quanh bên lũy tre làng, tai nghễnh ngãng, gia...